Những biện pháp đo lường sự phụ thuộc kinh tế thế giới Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế

Vì sự phụ thuộc kinh tế có thể khác nhau dựa theo thước đo và tình huống, có nhiều biện pháp được sử dụng để đo lường mức độ phụ thuộc giữa các quốc gia và trong nội bộ quốc gia. Tài liệu dưới đây là một số biện pháp đã được áp dụng trong việc đo lường tỉ lệ phụ thuộc kinh tế:

Phương pháp phân tầng hệ thống

Phương pháp này dựa trên châm ngôn rằng toàn cầu hóa làm gia tăng sự hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế khác nhau. Phương pháp phân tầng hệ thống được sử dụng để đo lường sự phụ thuộc kinh tế bằng cách phân tích các cụm tăng trưởng, mối quan hệ giữa các quốc gia và sự đồng điệu về chu trình kinh tế. Mối quan hệ hay sự tác động về kinh tế giữa các quốc gia hay khu vực thường được tính toán bằng hệ số tương quan chéo của Pearson. Ma trận tương quan này là một phương pháp thể hiện mối quan hệ tương hỗ của các quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Để tính toán các nhân tố tăng trưởng, các nhà kinh tế học cần thu thập và phân tích sự thay đổi GDP của từng quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.[31] Mối quan hệ giữa sự phụ thuộc và vòng tuần hoàn kinh tế được tính bằng ma trận tương quan khoảng cách trong giai đoạn 10 năm. Sự kết hợp của các kết quả sẽ cho ta thấy sự phụ thuộc về kinh tế của các quốc gia theo thời gian. Qua đó, các xu hướng trong dữ liệu phân tích đã chỉ ra rằng mức độ của sự phụ thuộc kinh tế toàn cầu đang tăng lên do sự toàn cầu hóa.[32]

Phương pháp địa chính trị

Một phương pháp khác để đo đạc mức độ phụ thuộc kinh tế là thông qua địa chính trị - dựa trên niềm tin rằng sự phụ thuộc kinh tế xuất hiện do nhu cầu trao đổi hàng hóa chuyên dụng cho các ngành công nghiệp trọng điểm và quốc phòng giữa các quốc gia. Phương pháp địa chính trị dựa trên sự phụ thuộc cả theo chiều ngang và chiều dọc. Sự phụ thuộc theo chiều dọc tính toán liệu rằng sự thay đổi giá của một hàng hóa ở đất nước X sẽ ảnh hưởng đến đất nước Y như thế nào. Sự phụ thuộc theo chiều ngang sẽ tính toán các hoạt động thương mại song phương, giao dịch và các khoản đầu tư giữa hai nước.[33] Dữ liệu thu thập được đều được sử dụng để tính toán sự phụ thuộc về kinh tế vì trong trường hợp có mối tương quan cao về sự phụ thuộc chiều dọc giữa hai nước X và Y mà không có sự phụ thuộc theo chiều ngang (trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc tiền vốn), nước X và Y sẽ có rất ít/không có sự phụ thuộc về kinh tế. Sự phụ thuộc theo chiều dọc mà không có chiều ngang diễn ra vì một số nhân tố như sự thay đổi của các yếu tố kinh tế. Ví dụ, trong trường hợp thương mại và dòng chảy của các nhân tố trong thế giới Ả Rập (thường rất hạn chế); chúng ta có thể quan sát được sự chuyển động song song của các yếu tố giá cả, rất có thể chỉ là do tác động của các yếu tố thị trường thể giới (ảnh hưởng đồng thời đến tất cả các nền kinh tế).[34]

Phương pháp cấu trúc rút lui

Như Baldwin và Crescenzi đã đề xuất, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế có thể được coi là một yếu tố của phí rút lui có thể xảy ra, có thể ảnh hưởng, thúc đẩy hoặc không thể tác động đến những mâu thuẫn chính trị. Một vấn đề lớn xảy ra là cần một phương pháp hợp lý để tính toán phí rút lui và sự phụ thuộc nhưng đồng thời vẫn giữ được sự tiếp cận theo một hệ thống với nhiều quốc gia tham gia. Crescenzi đã giải quyết vấn đề này bằng sự tương tác của giá cả linh hoạt giữa hai bên và dữ liệu về các hoạt động thương mại nhằm thể hiện cả hai mô hình thị trường và mức độ của phí rút lui có thể xảy ra. Trong khi dữ liệu về sự linh hoạt giá cả thể hiện khả năng của một khu vực khi đứng trước sự thay đổi về kinh tế gây ra bởi khu vực khác, sự tiếp xúc với dữ liệu thương mại vô cùng quan trong vì nó thể hiện mức độ của mối quan hệ phụ thuộc khi so sánh với nền kinh tế của khu vực và danh mục đầu tư toàn cầu. Qua hai yếu tố trên, Crescenzi tiếp tục mở rộng nghiên cứu của mình bằng cách lý giải mối quan hệ giữa sự phụ thuộc về kinh tế và việc nó liên quan tới các mâu thuẫn chính trị.[35]